CÂY HOA ĐẬU BIẾC – Clitoria ternatea

  • Tên thông thường: Đậu biếc
  • Tên tiếng Anh: Asian pigeonwings, bluebellvine, blue pea, butterfly pea, cordofan pea, Darwin pea
  • Tên khoa học: Clitoria ternatea
  • Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu) – Phân họ: Faboideae

Mô tả

Đây là cây thân thảo, sống lâu năm, có lá hình bầu dục, tù. Đặc điểm nổi bật nhất của nó là hoa. Hoa thường mọc đơn độc, nhưng có một màu xanh lam đậm rất nổi bật. Hoa to khoảng 4cm.

Quả dẹt, dài khoảng 5–7 cm. Thường có sáu đến mười hạt trong mỗi quả.

Hoa đậu biếc kép

Sinh trưởng, Công dụng

Cây hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) là loài đặc hữu và có nguồn gốc từ đảo Ternate của Indonesia. Ở Ấn Độ, nó được tôn kính như một loài hoa thánh, được sử dụng trong các nghi lễ hàng ngày. Sau này nó đã được du nhập vào Châu Phi, Úc và Châu Mỹ.

Cây ít cần chăm sóc, thường được trồng làm cây cảnh, cây bờ rào. Là một cây thuộc họ đậu, loại cây này cũng thường được trồng để cải tạo đất. Cây leo rất khỏe, hoạt động tốt trong đất ẩm, trung tính. Phát triển tốt và hoa nhiều vào mùa mưa. Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên để hoa ra đều.

Hoa đậu biếc thường được sử dụng để làm phẩm màu tự nhiên, tạo màu cho gạo nếp và các món ăn như rau câu, chè, xôi… Các thức uống sử dụng màu hoa đậu biếc thường có màu sắc rất thu hút. Ví dụ như trà hoa đậu biếc thường được pha với mật ong và chanh để thêm hương vị và tạo màu hồng tím. Thức uống này là thức uống đặc trưng của địa phương giống như trà hoa cúc ở những nơi khác trên thế giới.

Trong y học Ấn Độ, nó được gán với nhiều đặc tính khác nhau bao gồm tăng cường trí nhớ, chống căng thẳng, giải lo âu, chống trầm cảm, chống co giật, làm dịu và an thần. Chất chiết xuất của nó có một loạt các hoạt động dược lý bao gồm kháng khuẩn, hạ sốt, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu, gây tê cục bộ, trị đái tháo đường, diệt côn trùng, ức chế kết tập tiểu cầu trong máu và được sử dụng như một chất làm giãn cơ trơn mạch máu. (Theo Wikipedia)

(Nguồn: Wikipedia)

1257 Views