1. Điều kiện phát triển của cây cà chua – kỹ thuật trồng cây cà chua
– Nhiệt độ
Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, ôn hòa. Khả năng chịu nóng và chịu rét tùy thuộc vào giống. Giới hạn nhiệt độ đối với cà chua là 15-35°C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là 25-30°C. Cây sinh trường phát triển thuận lợi khi nhiệt độ từ 22-24°C.
Vào mùa hè, quả chín khi nhiệt độ cao, vì vậy màu sắc một số giống không đẹp như trồng trong vụ đông.
– Ánh sáng
Cà chua là loại cây trồng ưa thích ánh sáng mạnh. Ánh sáng đầy đủ, cây con sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, trời nhiều mây, cây sinh trưởng, phát triển không thuận lợi, dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa.
Trong vụ thu, đầu vụ nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh. Người trồng cần có biện pháp che chắn để bảo vệ cây giống ở vườn ươm cũng như ruộng sản xuất.
Trong vụ xuân, ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây thường chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng, vì vậy cần tăng cường chăm sóc thông qua việc bón phân kali và phân lân.
– Nước
Cà chua là cây ưa ẩm, có khả năng chịu hạn nhưng không chịu ngập úng. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với năng suất và chất lượng quả. Độ ẩm đất 70-80%. Độ ẩm không khí 50 – 60% sẽ thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển, hạn chế sâu bệnh hại xâm nhiễm. Nếu đất thừa hoặc thiếu nước đều không có lợi cho cây. Cần chú ý thoát nước kịp thời khi mưa to.
– Đất
Cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất. Tuy vậy loại đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng, là phù hợp nhất. Ví dụ đất thịt nhẹ, đất cát pha… Tưới tiêu có độ pH từ 5,5 – 7,5, tốt nhất là 6 – 6,5. Đất gieo trồng cà chua phải thực hành luân canh cây trồng nghiêm ngặt. Không trồng cà chua trên loại đất mà trước đó trồng các cây họ Cà. Khu vực trồng cần xa những nơi bị ô nhiễm.
– Chất dinh dưỡng
Cà chua phản ứng tốt với phân hữu cơ, đặc biệt là hỗn hợp các loại phân: Trâu, bò, ngựa và gà. Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục trước khi gieo trồng 5-6 tháng. Nên trộn thêm 3-5% vôi bột và Supe phốt phát để tăng thêm chất lượng của phân bón.
Trong ba nguyên tố N, P, K, cà chua cần đạm và Kali. Supe phốt phát cây cũng rất cần nhưng với khối lượng ít hơn. Khi sử dụng các nguyên tố này, phải bón cân đối. Trong vụ xuân không nên bón quá nhiều phân đạm vô cơ.
XEM THÊM: Bỏ túi bí kíp trồng rau tại nhà sạch sẽ, tươi ngon mà không tốn đồng nào
2. Kỹ thuật trồng cây cà chua
– Kỹ thuật gieo ươm cây giống
Khi gieo hạt cần phải xử lý hạt bằng nước nóng để thúc mầm. Ngâm hạt vào nước nóng 45-50°C trong 23 giờ, vớt ra, rửa qua nước sạch, để ráo nước rồi đem gieo. Đất gieo hạt phải được để ải 3-5 ngày, cầy bừa kỹ, sạch cỏ dại. Luống gieo hạt rộng 1,1-1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 25-30cm.
Bón phân cho vườn ươm: 1m2 đất bón khoảng 2-3kg phân hữu cơ hoai mục và 28-30g Supe phốt phát (Supe lân), 6-8g Sunphát Kali (K2SO4) hoặc 150g tro bếp. Trộn đều các loại phân bón vào lớp đất mặt, sau đó san bằng mặt luống. Mỗi 1m2 vườn ươm gieo 2-2.5g hạt giống.
THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ĐẶT MUA PHÂN BÓN HỮU CƠ TRÊN SÀN TMĐT LAZADA VÀ SHOPEE
(Đây chỉ là link tiếp thị liên kết, mời bạn tham khảo sản phẩm qua link. Bạn vẫn sẽ mua hàng với giá không đổi, còn chúng tôi có thể được nhận một phần nhỏ hoa hồng qua sản phẩm bạn mua)
Mỗi lần gieo nhón 10-15 hạt, có thể trộn hạt với đất bột vôi bột để gieo cho đều. Sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng 1-1,5cm cho kín hạt, trên cùng phủ một lớp rơm rạ ngắn hoặc trấu cũ. Sau khi gieo phải kịp thời cung cấp nước cho hạt nảy mầm. Mỗi ngày tưới sáng và chiều cho tới khi cây mọc khỏi mặt đất. Mỗi 1m2 vườn ươm tưới 1,5-2,0 lít nước sạch.
– Chăm sóc cây ươm
Sau khi cây mầm mọc khỏi mặt đất có thể tưới ngày một lần. Khi nhiệt độ thấp nên dùng nước ấm để tưới cho cây. Khi cây có 1-2 lá thật, ngừng tưới 5-7 ngày để rèn luyện hệ rễ. Trước khi nhổ đi trồng 5-7 ngày ngừng tưới nước lần thứ 2 để rèn luyện khả năng chịu hạn của cây. Nhưng trước khi nhổ đi trồng 5-6 giờ cần phải tưới nước đầy đủ để rễ cây không bị tổn thương. Hằng ngày nên tưới vào buổi sáng cho bộ lá mau khô.
Chú ý nhổ cỏ dại. Trước khi nhổ cây đi trồng 7-10 ngày phải phòng trừ sâu bệnh hại một cách triệt để. Ví dụ như: Bệnh mốc sương, sâu ăn lá, rệp.
Ở vụ xuân khi gieo hạt thường gặp nhiệt độ thấp, nên thời gian cây giống ở vườn ươm dài hơn các vụ khác. Sau khi gieo 20-35 ngày thậm chí 40 ngày mới có thể trồng ra ruộng sản xuất. Cây con có 5-6 lá, cây cao 17-20cm, thân mập lùn, khoảng cách giữa các lóng ngắn, không bị sâu bệnh hại.
– Chăm sóc cây sau khi ra vườn
Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm để giúp cho cây mau bén rễ, hồi xanh. Tưới cách gốc 7-10cm. Sau khi cây hồi xanh có thể dùng phương pháp tuới rãnh. Đưa nước vào rãnh ngập nửa luống, dùng gáo tưới vào gốc cây. Khi nước thấm đều thì tháo cạn. Sau khi trồng tưới 1-2 lần tùy theo tình hình thời tiết khí hậu. Khi cây sinh trưởng mạnh trung bình 7-10 ngày tưới một lần. Không nên tưới vào chiều muộn, bộ lá bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh hại phát triển. Các thời kỳ cây ra nụ hoa, hoa rộ, quả lớn…, cần cung cấp đầy đủ nước. Phải dùng nước sạch để tưới.
Xới vun cho cà chua từ 2-3 lần. Xới lần 1 sau khi cây hồi xanh, xới phá váng, xới rộng khắp mặt đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kết hợp trừ cỏ dại. Xới lần 2 sau trồng 25-30 ngày, xới nông và hẹp kết hợp với việc vun nhẹ đất vào gốc cây.
– Bón thúc
Khi cà chua ra hoa, quả là thời kỳ cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực. Do đó cây cần được bổ sung các chất dinh dưỡng. Dùng loại phân dễ hòa tan như Urê pha với nồng độ 1-2% (1kg phân urê hòa tan trong ba lít nước sạch).
Bón thúc vào các thời kỳ: Nụ, hoa rộ, quả non, quả lớn và sau thu hái quả lần đầu. Số lần bón thúc từ 4-5 lần, tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây. Phân kali bón thúc vào thời kỳ quả non và quả phát triển. Không dùng nước rửa chuồng, phân chưa hoai để bón thúc cho cây. Cũng có thể bón thúc ở dạng khô, khi bón dùng dầm, que đào lỗ cách gốc cây 7-10cm, sâu khoảng 5-6cm, bón phân vào hốc, rồi lắp đắt phủ kín. Sau đó, đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước để hòa tan phân bón.
THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ĐẶT MUA PHÂN BÓN CHO CÂY TRÊN SÀN TMĐT LAZADA VÀ SHOPEE
– Làm giàn – kỹ thuật trồng cây cà chua cần biết
Đối với những giống cà chua cao cây, nhất thiết phải làm giàn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Làm giàn sẽ tăng được mật độ trồng một hợp lý, do đó năng suất sẽ cao hơn không làm giàn. Làm giàn còn tạo điều kiện thuận lợi cho cây tiếp thu ánh sáng mặt trời một cách thuận lợi, làm cho không khí lưu thông, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh hại. Khi làm giàn, quả sẽ ở vị trí cao nên quả phát triển cân đối, mẫu mã, màu sắc quả đẹp, như vậy sản lượng quả thương phẩm sẽ tăng hơn so với để tự nhiên.
Thông thường, làm giàn theo kiểu chữ A là thuận tiện hơn cả. Dùng cọc giàn có chiều dài từ 1,2-1,5m tùy theo giống. Cọc giàn được cắm cách gốc từ 7-10cm bên cạnh cây hoặc phía bên trong của cây. Trên nóc giàn cần phải có một thanh dài (tre, gỗ, chất dẻo…) để cố định giàn. Giàn phải được buộc chắc chắn để đề phòng gió to, mưa lớn.
Dùng dây mềm để buộc cây vào giàn theo hình số 8. Trong quá trình chăm sóc phải nương cây theo giàn, cứ mỗi khi cây cao lên khoảng 25-30cm thì lại buộc cây vào giàn. Và cứ sau mỗi lần cây cao được từ 35 40cm thì phải buộc một thanh dài theo chiều dọc luống, làm được như vậy giàn mới không bị đổ.
– Tỉa cành, tỉa hoa, quả
Tỉa cành: Mỗi cây chỉ để một thân chính và 1 cành phụ. Cành phụ này ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất. Những cành khác tỉa bỏ kịp thời để tập trung dinh dưỡng cho quả. Trong vụ xuân ấm áp, chồi nách phát triển rất nhanh nên cần tỉa chồi sớm, khi chồi 2-3cm, còn non. Khoảng cách giữa các lần tỉa chồi từ 3-4 ngày. Khi tỉa chồi kết hợp với việc tỉa bỏ lá già, lá bệnh.
Tỉa những hoa, quả nhỏ, phát triển không bình thường, dị hình để tập trung dinh dưỡng cho những hoa quả còn lại. Tùy theo đặc tính của giống, tình hình sinh trưởng của cây, mỗi chùm 4-6 quả. Những giống quả nhỏ, số quả/chùm có thể nhiều hơn 6.
THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ĐẶT MUA PHÂN BÓN HỮU CƠ TRÊN SÀN TMĐT LAZADA VÀ SHOPEE
– Phòng trừ sâu bệnh hại
Trong vụ xuân, đầu vụ cà chua thường bị bệnh mốc sương (thời kỳ vườn ươm). Cuối tháng 3 trở đi cây thường bị bệnh virut (xoắn lá), bệnh đốm nâu, bệnh héo xanh, bệnh đốm vòng v.v… Sâu hại trên cà chua chủ yếu là bọ phấn, sâu đục quả. Để phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả, trước hết ta phải thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Luân canh triệt để, bón phân cân đối, không lạm dụng phân đạm vô cơ, tưới tiêu hợp lý, trồng với khoảng cách thưa. Kịp thời vệ sinh đồng ruộng: Tỉa bỏ lá già, lá bệnh, trừ cỏ dại…
Đối với bệnh mốc sương: Bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm nên phòng trừ không khó khăn lắm. Công việc chủ yếu là không để bộ lá quá ẩm ướt, hạn chế tưới nước và phân bón thúc phân đạm khi cây bị bệnh. Dùng dung dịch Booc đô 1% hoặc Zineb 80 Wp nồng độ 0,1% phun cây. Cách pha dung dịch Booc đô như sau: Sunphát đồng (CuSO,) + vôi chưa tôi + nước theo tỷ lệ khối lượng 1:1:100.
3. Thu hoạch
Tùy theo mục đích sử dụng mà xác định thời gian thu hoạch cho hợp lý. Từ khi quả chín xanh (quả phát triển đầy đủ nhưng chưa xuất hiện màu vốn có của giống) đến khi chín mất khoảng 10-12 ngày. Thời gian này thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ. Mùa hè ở vùng đồng bằng nhiệt độ cao nên quả chín nhanh, nên thu hoạch khi quả ương (đỉnh quả xuất hiện những vệt vàng hoặc hồng) sau đó để quả chín thêm. Trước khi thu hoạch cần chuẩn bị dụng cụ: Dao, kéo, rổ, hộp xốp v.v… Thao tác thu hái quả phải nhẹ nhàng, tránh làm quả bị xây xát, dập nát.
(Kỹ thuật trồng rau sạch theo mùa vụ hè – thu, PGS. TS Tạ Thu Cúc)
XEM THÊM: TÌM HIỂU VỀ THỰC VẬT – CÂY RAU TÀU BAY