CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LITHOPS

Lithops là một chi gồm khoảng 40 loài mọng nước trong họ Ice palnt – Aizoaceae. Chúng có nguồn gốc từ miền nam châu Phi, thường được tìm thấy ở các vùng khô cằn của Namibia, Nam Phi, các khu vực giáp ranh nhỏ ở Botswana và miền nam Angola. Các loài trong chi này thường được gọi là “Living Stones” hoặc “Pebble Plants”. Vì để tránh bị động vật ăn, các cây có hình dáng giống như những viên đá và mọc giữa các phiến đá xung quanh.

Chi này được William John Burchell mô tả lần đầu tiên vào năm 1811 dựa trên mẫu vật được phát hiện trong một chuyến thám hiểm thực vật ở miền nam châu Phi. Mặc dù ông gọi nó là Mesembryanthemum turbiniforme, nhưng giờ đây nó đồng nghĩa với Lithops hookeri.

Tên chung “Lithops” bắt nguồn từ các từ Hy Lạp cổ đại “lithos”, nghĩa là “đá” và “ops”, nghĩa là “mặt” và đề cập đến vẻ ngoài giống như viên đá của cây. Từ “Lithops” có thể được sử dụng ở cả dạng số ít và số nhiều.

Mô tả

Lithops là loại cây nhỏ, gần như không có thân. Cây có một hoặc nhiều cặp lá dày, mọng nước, mọc đối, gần như hợp nhất. Tất cả các cây trông khá giống nhau về hình dáng. Trong môi trường sống, chúng chỉ cao từ 1,3 đến 2,5 cm và rộng từ 2,5 đến 7 cm. Hoa và lá mới mọc ra từ mô phân sinh giữa các lá. Những chiếc lá ít nhiều bị chôn vùi dưới bề mặt đất, chỉ có thể nhìn thấy những bề mặt trong mờ phía trên cho phép ánh sáng chiếu vào phần bên trong của lá để quang hợp. Vào mùa đông, mỗi cặp lá được thay thế bằng một cặp mới. Vào mùa xuân, những chiếc lá già bắt đầu héo dần ở hai bên.

Cây có hoa giống như hoa cúc, thường có mùi thơm ngọt ngào. Hoa thường có màu vàng hoặc trắng. Và xuất hiện sau khi cặp lá mới đã trưởng thành hoàn toàn. Hoa nở vào buổi chiều trong những ngày nắng, khép lại vào cuối buổi chiều. Hoa thường nở kéo dài trong 4 đến 5 ngày.

Lihops và hoa (Ảnh: sưu tầm)

Điều kiện phát triển của Lithops

Lithops, mọi người hay gọi là Thạch lan hay sen mông. Đây là loài mọng nước khá dễ trồng khi bạn hiểu được những nhu cầu cơ bản của cây.

Ánh sáng

Những cây này đã thích nghi với ánh sáng mặt trời gay gắt trong tự nhiên. Vì vậy chúng cần một lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp khi trồng trong nhà. Bậu cửa sổ đầy nắng có thể là địa điểm lý tưởng để trồng Lithops. Nơi đây cây sẽ nhận được ánh nắng trực tiếp từ 4 đến 5 giờ vào đầu ngày và một phần bóng râm vào buổi chiều. Nếu không được nhận đủ ánh sáng mặt trời, Lithops sẽ bắt đầu phát triển mảnh mai, dài ra và màu sắc nhợt nhạt.

Đất trồng

Lithops phát triển tốt nhất trong môi trường giá thể thoát nước nhanh. Bạn có thể tự trộn hoặc mua hỗn hợp đất trồng dành riêng cho các loài cây mọng nước.

XEM THÊM: ĐẤT TRỒNG SEN ĐÁ – CÁCH TRỘN ĐẤT ĐỂ CÂY KHÔNG BỊ ÚNG

Nhiệt độ

Nhiệt độ cao không phải là vấn đề đối với Lithops, miễn là có nhiều không khí trong lành. Nhưng chúng không phải là loài mọng nước chịu lạnh. Nếu bạn sống ở những vùng quá lạnh, nơi nhiệt độ mùa đông xuống dưới mức đóng băng, thì tốt nhất bạn nên trồng Lithops trong chậu để có thể thuận tiện mang vào trong nhà.

THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ONLINE MUA ĐẤT TRỒNG CÂY MỌNG NƯỚC TRÊN SHOPEELAZADA

Kích thước chậu

Cây thạch lan cần chậu lớn hơn kích thước cây vì chúng có hệ thống rễ phát triển. Nên dùng chậu sâu khoảng 7,5 đến 12,5 cm. Chỉ sử dụng chậu có lỗ thoát nước ở đáy.

Chăm sóc chung cho Lithops – Cách trồng lithops

Tưới nước

Cây thạch lan có chu kỳ sinh trưởng cụ thể hàng năm và điều quan trọng là chỉ tưới nước trong một số giai đoạn nhất định. Luôn nhớ phải giữ cho đất khô ráo ở các giai đoạn sinh trưởng khác của cây.

Khi Lithops không hoạt động vào mùa hè, cây cần rất ít hoặc không cần nước. Vào mùa thu, khi cây bắt đầu phát triển, có thể tưới đẫm nước. Ngừng tưới nước trong những tháng mùa đông để cặp lá cũ khô đi và cặp lá mới phát triển. Vào mùa xuân, giai đoạn an toàn để tưới nước trở lại. Khi mùa hè đến gần và nhiệt độ tăng lên, hãy giảm tưới nước để cây chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông.

Cách trồng lithops. Ảnh: sưu tầm

Tần suất bạn cần tưới nước cho Lithops tùy thuộc vào tốc độ khô của hỗn hợp đất trồng. Điều cần thiết là để cho đất khô giữa các lần tưới. Quá nhiều nước có thể dẫn đến thối rễ hoặc ra một cặp lá mới không đúng thời điểm trong năm. Và chú ý không bao giờ được tưới nhiều nước cho Lithops khi đang trong giai đoạn nghỉ.

XEM THÊM: CÁCH TRỒNG SEN ĐÁ: CÂY CŨNG NGỦ ĐÔNG !?!

Bón phân

Lithops vẫn có thể phát triển mà không cần phải bón phân thường xuyên. Nếu bạn quyết định bón phân, hãy sử dụng phân bón có hàm lượng kali cao và hàm lượng nitơ thấp.

THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ONLINE MUA PHÂN BÓN CHO CÂY TRÊN SHOPEELAZADA

Thay chậu

Nhiều cây Lithops vẫn có thể thoải mái ở trong cùng một chậu trong vài thập kỷ. Lý do phổ biến của việc thay chậu là để phân chia cây hoặc tạo không gian cho các cụm cây phát triển. Chỉ thay chậu khi mùa sinh trưởng của Lithops bắt đầu. Hãy rất cẩn thận để không làm hỏng rễ trong quá trình này. Rễ bị hư hại có thể gây chết cây.

Cách nhân giống Lithops

Hạt giống: Lithops thường được trồng từ hạt. Ươm hạt vào mùa hè, trong chậu có hỗn hợp đất thoát nước tốt. Phủ một lớp cát mịn thật mỏng lên hạt. Đặt chậu ở nơi có nắng và giữ ẩm cho đất cho đến khi hạt nảy mầm. Những hạt giống đầu tiên sẽ nảy mầm trong vài tuần, nhưng đừng hy vọng tất cả sẽ nảy mầm cùng một lúc. Một số hạt có thể mất đến một năm để nảy mầm. Giảm tưới nước dần dần khi cây con lớn lên. Khi chúng được 2 đến 3 tháng tuổi, hãy cung cấp cho chúng khoảng 5 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày và bắt đầu để đất khô giữa các lần tưới. Cây con có thể cấy ra riêng khi chúng được khoảng một năm tuổi.

Tách cây con: Nếu Lithops của bạn đã phát triển thành một cụm có thể nhân giống bằng cách tách cây. Lấy cây ra khỏi chậu, cẩn thận cắt rễ và trồng lại các đầu vào từng chậu.

Sâu bệnh trên cây Lithops

Úng nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự sụt giảm “quân số” Lithops của bạn. Ngoài ra cây còn có thể bị một số loài côn trùng gây hại và một số bệnh nấm.

Sâu bệnh: Ve nhện trên Lithops là một vấn đề dịch hại phổ biến. Chúng phát triển mạnh trong môi trường khô ráo và thường sống ở các kẽ nứt giữa các lá hoặc ẩn giữa lá già và lá mới. Các triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là những đốm nhỏ nhạt màu trên lá. Cách ly cây bị nhiễm bệnh với các cây khác. Xịt lá bằng nước áp lực để đánh bật một số con nhện. Sử dụng dầu neem hoặc xà phòng diệt côn trùng thường khá hiệu quả để kiểm soát nhện.

Ngoài ra, rệp sáp, rầy và muỗi ẩm đôi khi cũng tấn công Lithops.

(Nguồn: worldofsucculents.com)

291 Views