Có tự tay trồng rau trong vườn, tại nơi không phải phố thị, nơi nhiều cây cối và sâu bọ, tôi mới biết được rằng, để có được bó rau tươi xanh mơn mởn cần phải có thuốc dưỡng, thuốc trừ sâu nhiều đến mức nào. Không phải tự dưng mà ngày nay ai cũng e dè mỗi khi đi chợ. Ai cũng mong muốn được ăn những thực phẩm tươi sạch nhất. Nhưng giữa biển hàng hoá bao la, biết đâu mà lần???
Dần dà, các chị em đều sắm cho mình vài luống rau trong sân nhà để bảo vệ sức khoẻ gia đình. Đối với những ai chưa từng trồng cây thì để có được nhánh hành, cọng ngò, trái ớt đều không phải việc dễ dàng. Càng đừng nói đến cà chua, cà pháo hay dâu tây… Mời bạn bỏ túi các bí kíp cơ bản sau đây để vun đắp cho vườn rau sạch tại nhà nhé!
1. Việc đầu tiên, chuẩn bị đất trồng
Bạn có sẵn sân vườn thoáng đãng để trồng cây thì quá tốt rồi. Trường hợp chỉ có thể trồng ở ban công, sân thượng, cần chuẩn bị dụng cụ đựng đất để trồng cây. Hoàn toàn không cần phải mua chậu trồng cây. Bạn có thể tận dụng chai nhựa để trồng hành, trồng ngò, dấp cá, rau má, xà lách… Các cây lớn hơn thì dùng thùng xốp, sọt nhựa, bao tải…
Bạn có thể lấy đất ngoài vườn, hoặc mua đất sạch ở các tiệm cây cảnh. Các phế phẩm nhà bếp như vỏ củ, vỏ trái cây, lá rau dập… bạn đừng vội bỏ đi. Trước khi trồng cây vào, lấy rác nhà bếp băm nhỏ và trộn vào đất trồng để tạo dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng đất cũ của các chậu cây đã thu hoạch để tiết kiệm tài nguyên. Về việc này, nếu có không gian vườn thì sẽ tiện hơn. Để sử dụng lại đất cũ an toàn, bạn nên phơi nắng khoảng 5-7 ngày để diệt trừ bớt nấm bệnh có trong đất. Sau đó, cho đất vào thùng xốp, trộn thêm nấm đối kháng (thường là nấm Tricordema) để diệt nấm và ủ đất. Thêm rác hữu cơ và trộn đều, đậy kín để dành trồng các lứa rau sau.

2. Cách trồng rau tại nhà – Trồng thật nhiều rau mà không cần phải mua hạt giống
Đối với những loại rau có thể giâm cành như rau muống, húng lủi, húng quế, bồ ngót…rất đơn giản. Còn có rau răm, dấp cá, rau đay… Khi lặt rau nấu ăn, bạn chỉ cần lựa chọn lại các cành già là có thể trồng được.
Đối với những cây ươm hạt, hãy lấy hạt từ trái khi bạn chuẩn bị nấu ăn. Những trái có thể lấy hạt được như cà chua, dưa leo, ớt chuông, ớt sừng, khổ qua… Hạt mồng tơi, hạt cải, tần ô… có thể cần phải mua ban đầu. Sau khi trồng được thì dành vài cây già để lấy hạt làm giống cho vụ sau.
Ngoài ra nếu bạn không muốn mua thì có thể trao đổi cây, hạt giống với bạn bè, người quen. Trên mạng xã hội hiện nay có rất nhiều nhóm yêu thích vườn tược, trồng cây. Họ hay chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các loại hạt giống hoặc cây xanh để phong phú thêm khu vườn nhà mình.
==> NẾU CẦN THIẾT, HÃY THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ONLINE MUA HẠT GIỐNG TRÊN SÀN TMĐT SHOPEE VÀ LAZADA
3. Cách trồng rau tại nhà – Không phải ai cũng biết
Như đã nói ở trên, với các loại rau có thể giâm cành, hãy dành lại những cành già để giâm. Cắt tỉa lại cành ươm bằng kéo thật bén để không bị giập đoạn gốc ươm. Cắm cành ươm vào chậu đã chuẩn bị sẵn đất trồng. Chậu ươm cây cần để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới ít nước đủ để giữ ẩm hàng ngày đến khi cành ươm nảy mầm. Sau khi mầm cây đã cứng cáp, chỉ tưới nước khi đất đã khô ráo để tránh làm úng cây.
Đối với hạt giống, ngâm hạt vào nước ấm một ngày trước khi trồng. Điều này giúp kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Rải hạt vào chậu đã có đất trồng được chuẩn bị sẵn. Rải thêm một lớp đất mỏng trên mặt. Tưới ẩm hàng ngày đến khi hạt nảy mầm và cây mầm cứng cáp. Nếu cây mầm lên dày có thể bứng bớt ra trồng chậu khác khi cây đã có 3-4 lá. Tưới một ít nước ngay sau khi trồng cây.
==> THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ONLINE MUA PHÂN HỮU CƠ TRÊN SHOPEE VÀ LAZADA
(Đây chỉ là link tiếp thị liên kết, mời bạn tham khảo sản phẩm qua link. Bạn vẫn sẽ mua hàng với giá không đổi, còn chúng tôi có thể được nhận một phần nhỏ hoa hồng qua sản phẩm bạn mua)
4. Cách làm phân bón hữu cơ hoàn toàn miễn phí
Đối với quy mô trồng rau cung cấp cho gia đình, bạn hoàn toàn không cần phải mua phân bón hay thuốc dưỡng gì cả. Hãy tận dụng rác thải hữu cơ trong bếp của bạn. Đó là vỏ các loại củ quả, trái cây, gốc rau, lá dập… Vừa thân thiện môi trường, vừa không tốn kém chi phí.
Để tận dụng phế phẩm nhà bếp, bạn nên chuẩn bị một bộ dụng cụ ủ rác để đảm bảo vệ sinh. Có thể dùng thùng sơn cũ để làm. Bộ dụng cụ gồm hai thùng đựng chồng lên nhau. Thùng phía trên có nắp đậy và đáy có khoan nhiều lỗ nhỏ để nước chảy xuống. Thùng phía dưới gắn van để mở lấy nước làm phân bón. Các phế phẩm nhà bếp được cắt nhỏ để phân huỷ nhanh hơn. Cho vào thùng và đậy kín lại. Sẽ tốt hơn nhiều nếu trộn thêm mật rỉ đường và nấm đối kháng (thường là nấm Tricordema). Sau vài tuần nước từ phế phẩm sẽ phân huỷ và chảy xuống phía dưới. Lúc này là bạn đã có phân hữu cơ dạng lỏng để dùng rồi.
Nếu bạn ngại mùi hôi khi ủ nước tưới cây, hãy dùng đất, sẽ khô ráo và ít mùi hơn. Chuẩn bị thùng xốp hoặc thùng nhựa. Lót một lớp đất dưới đáy thùng. Khi có rác nhà bếp, bạn cho vào thùng và trải đều, sau đó phủ kín bằng một lớp đất. Dần dần đến khi đầy thùng. Đất dùng trồng cây sẽ cực kỳ tốt.
Ngoài ra, nước vo gạo cũng là một nguồn nước tưới rau rất tốt. Để tối ưu nguồn nước này, bạn nên dùng một bình chứa, gom nước vo gạo lại ủ, để sau 1-2 ngày thì lấy tưới cây.
MỜI BẠN THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ĐẶT MUA THÙNG Ủ RÁC HỮU CƠ TRÊN SÀN TMĐT LAZADA HOẶC SHOPEE
5. Chăm sóc và phòng bệnh
Khi cây con đã lớn thì việc chăm sóc cũng đơn giản hơn. Bạn chỉ cần nhớ cung cấp đủ nước cho cây là được. Chú ý là không tưới quá nhiều làm đất trồng sũng nước, cây có thể bị úng đấy. Đối với các loại rau ăn quả như cà chua, ớt thì cần tỉa bớt lá úa, tỉa các cành èo ọt để cây được phát triển khoẻ mạnh. Lấy phân hữu cơ đã ủ được rồi pha loãng với nước và tưới rau hàng tuần.
Một điều cần chú ý là sâu, rệp trên cây. Trồng cây ở nhà phố thì thường cũng khá ít sâu và rầy. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đề phòng. Xịt trừ kiến khi thấy chúng quanh quẩn ở mấy chậu cây. Kiến chính là trung gian mang rầy đến vườn rau của bạn. Một mẹo nhỏ là khi mới thấy có rầy, bạn có thể dùng bình xịt muỗi phun sơ để diệt trừ. Tiếp đó thì tưới lại nước sau nửa giờ để rau không bị cháy lá. Còn khi thấy xuất hiện bướm thì sau một thời gian sẽ có sâu đấy. Nhớ canh bắt sâu cho các em bé nhà bạn có thêm “đối tượng” để nghiên cứu nhé ^.^.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên đây sẽ mang đến một vườn rau đa dạng chủng loại cho nhà bạn. Được thưởng thức bữa ăn nấu từ những nguyên liệu sạch do chính tay bạn trồng chính là một cách thể hiện tình yêu thương đối với mỗi thành viên trong gia đình của bạn !
XEM THÊM: CÂY XUYẾN CHI